Là 1 trong 4 tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng, độ trong của kim cương đã không còn quá xa lạ với những tín đồ đam mê loại đá quý kiêu kỳ này. Thế nhưng liệu bạn đã thật sự nắm chắc những thông tin cần thiết về độ trong của kim cương? Độ trong nào giá trị nhất trên thị trường hiện nay? Chắc hẳn khi đã bỏ ra số tiền không hề nhỏ, bạn luôn muốn sở hữu một viên kim cương thật đáng giá. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, lăn chuột tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về độ trong của kim cương
Bạn có biết độ trong kim cương là yếu tố thường xuyên bị hiểu lầm nhất trong đánh giá 4C. Nhiều khách hàng thường nhận định độ trong càng cao thì kim cương sẽ càng lấp lánh. Thực tế lại không hẳn vậy.
Độ trong của kim cương là gì?
Độ trong kim cương là đánh giá định tính về các khuyết điểm. Thông thường, hai khuyết điểm phổ biến nhất của độ trong kim cương là tạp chất (lỗi bên trong thuộc về tinh thể) và nhược điểm (lỗi bên ngoài như vết trầy xước). Rõ ràng kim cương có ít khuyết điểm cũng đồng nghĩa độ tinh khiết cao và giá trị tốt.
Ý nghĩa chi tiết từng cấp độ trong thang đo độ trong kim cương của GIA
Bằng công nghệ và kỹ thuật hiện đại, độ trong kim cương được phân loại dưới kính hiển vi phóng đại gấp 10 lần. Quá trình phân loại này dựa vào đánh giá về các tạp chất bên trong. Từ đây GIA cho ra bảng cấp độ độ trong của kim cương xếp loại cụ thể gồm:
- FL (hoàn hảo): không có tạp chất hay nhược điểm nhìn thấy dưới kính hiển vi phóng đại 10 lần.
- IF (không tì vết bên trong): Không tạp chất, cho phép có các khuyết điểm nhỏ như hạt bề mặt hay chi tiết đánh bóng nhưng hầu như vẫn không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.
- VVS1&VVS2 (rất, rất ít): đã có sự xuất hiện nhiều hơn các tạp chất nhưng vẫn cực kỳ khó phát hiện.
- VS1&VS2 (rất ít): các tạp chất khá khó nhìn thấy dưới độ phóng đại 10 lần và không quá ảnh hưởng đến vẻ ngoài của kim cương.
- SI1&SI2 (hơi lẫn): các tạp chất đã có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi và đôi lúc bằng mắt thường.
- I1, I2 và I3: các tạp chất xuất hiện rõ ràng dưới kính hiển vi và ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền và độ sáng của kính hiển vi.
Khi bạn chọn mua các viên kim cương có độ trong VS1 trở lên thì hoàn toàn không phải lo lắng về độ “sạch mắt”.
Nếu đã được chính GIA phân loại thì có thể khẳng định bạn sẽ không thể nhìn thấy tạp chất nếu không có kính hiển vi phóng đại 10 lần. Ngoài ra trong phạm vi từ VS1 đến SI2 cũng không thể đảm bảo tất cả đều “sạch mắt”. Bạn sẽ không thể chỉ dựa vào báo cáo phân loại hoặc biểu đồ để xác định viên kim cương trông như thế nào.
Cấp độ nào trong thang đo độ trong kim cương phù hợp với bạn?
Về mặt kỹ thuật, một viên kim cương có độ trong hoàn hảo nhưng không đảm bảo nó sẽ trông tuyệt vời ngoài đời thực. Thực tế, với độ trong kim cương trong khoảng SI, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn sự lộng lẫy và không có mấy sự khác biệt nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Rất khó để phân biệt độ trong giữa các viên kim cương. Thử đặt cạnh nhau hai viên có cùng kích thước và độ trong lần lượt là FL, VS. Bạn có thực sự nhận thấy rõ sự khác biệt? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi vậy, bạn vẫn có thể sử dụng đồng tiền của bản thân hợp lý khi mua viên kim cương có độ trong thấp hơn nhưng đầu tư hơn vào màu sắc lẫn trọng lượng carat.
Để trả lời cho câu hỏi: “Cấp độ độ trong kim cương nào phù hợp nhất?” còn phải phụ thuộc vào những gì bạn đang tìm kiếm. Nếu điều kiện tài chính hạn chế và mong muốn đầu tư sinh lời hợp lý thì độ trong kim cương hợp lý bạn nên tham khảo là VS2 hoặc SI1. Hoặc với các viên có trọng lượng carat trên 1.5, độ trong tốt nhất cho kích thước lớn sẽ từ VS2 trở lên. Trong trường hợp bạn đang đầu tư cho kim cương giá trị lớn trên 10 carat màu D thì độ tinh khiết IF hoặc FL sẽ được đánh giá cao.
Cấp độ trong suốt ảnh hưởng như thế nào đến giá thành kim cương?
Như đã đề cập ở trên, viên kim cương được phân loại theo 4 tiêu chí cơ bản là độ trong suốt (clarity), trọng lượng carat, giác cắt (cut), màu sắc (color). Và được gọi tắt là tiêu chuẩn 4C của kim cương. Mặc dù mỗi thuộc tính đều có những tác động ít nhiều đến giá trị kim cương nhưng không hẳn sẽ giống nhau hoàn toàn.
Tiêu chuẩn 4C trong quyết định giá thành kim cương
Giác cắt luôn được xem là công cụ quan trọng nhất ảnh hưởng đến vẻ đẹp và hình thức bên ngoài của kim cương. Và đặc biệt trong tiêu chuẩn 4C, đây là yếu tố duy nhất có sự tác động của con người. Giác cắt tốt, lý tưởng và đúng tỷ lệ sẽ mang đến viên kim cương vẻ ngoài hoàn mỹ, nổi bật đầy cuốn hút. Điều này cũng đồng nghĩa giá trị tăng lên thấy rõ.
Bên cạnh đó, trọng lượng carat cũng là khía cạnh khiến giá của kim cương bị ảnh hưởng đáng kể. Kích thước cùng trọng lượng tăng thì giá thành cũng được nâng lên theo cấp số nhân. Còn độ trong và màu sắc là hai tính chất vật lý cơ bản của kim cương.
Về màu sắc, bạn có thể nhận thấy mức chênh lệch giá cũng được thể hiện rõ ở các loại. Ví như giá thành cao nhất ở loại D và bắt đầu giảm dần đến Z. Và điều này cũng tương tự với độ trong của kim cương.
So sánh giá giữa các loại độ trong kim cương
Với độ trong kim cương tăng dần, bạn sẽ thấy rõ sự biến đổi của giá thành. Trên thị trường, một viên kim cương tròn 1,00 carat với màu F, độ trong SI2 có giá bán lẻ khoảng 6.500 đô la. Mặt khác, một viên kim cương khác cũng có thông số kỹ thuật tương tự lại có giá bán lẻ là 13.500 USD. Mặc dù chỉ có sự khác biệt rõ nét nhất từ SI2 đến VVS1 nhưng nó cũng đã dẫn đến mức tăng khổng lồ 100%.
Tại sao cùng một cấp bậc nhưng giá thành lại khác nhau?
Chắc hẳn vừa đọc qua nội dung trên, nhiều khách hàng sẽ phải tỏ ra băn khoăn tại sao cùng thông số kỹ thuật nhưng giá kim cương lại không giống nhau. Bởi sẽ có sự chênh lệch giá nho nhỏ giữa từng loại độ trong kim cương. Như trong cấp độ VVS2, bạn sẽ bắt gặp 3 mức giá trung bình 11,620$, 11,920$ và 12,620$. Những khác biệt này có thể xảy ra do độ chính xác của đường cắt (độ sâu, độ đối xứng quang học,…) các loại tạp chất,…
Tuy nhiên, một điểm cần đặc biệt nhấn mạnh ở đây là một viên đá rẻ hơn không đồng nghĩa có chất lượng kém hơn.
Tương tự như vậy thì một viên đá đắt tiền cũng không thể khẳng định tốt nhất. Để xác định chất lượng, hiệu suất ánh sáng của kim cương, bạn cần thêm nhiều các thông tin cần thiết khác như báo cáo của ASET, Sarin,…
Tại sao viên kim cương hoàn hảo không được đề cập trong giá thành thị trường hiện nay? Bởi bạn sẽ không thể tìm thấy một viên nào trong phạm vi 1,00 carat, màu F gấp 3 lần xuất sắc. Những viên này siêu hiếm trên thị trường và sẽ thường không có sẵn.
Kim cương luôn thuộc loại đá “khó chiều” kể cả những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về độ trong và giá trị thực sự của kim cương. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về độ trong hay các thông tin khác về kim cương, đừng ngại liên hệ qua số hotline để được giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.