Phân loại màu kim cương có ảnh hưởng đến chất lượng? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của bạn khi mới bước đầu gia nhập thế giới đá quý đầy kiêu kỳ này. Không chỉ trong suốt không màu, phân loại màu kim cương còn xuất hiện các sắc độ vô cùng đặc biệt tùy thuộc vào thành phần. Hầu hết mọi người thường nhận định kim cương có cấp độ màu càng cao thì lại càng có giá trị. Tuy nhiên, sự thật lạ xa vời hơn rất nhiều. Chi tiết như thế nào? Lăn chuột cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Như thế nào là màu sắc của kim cương?
Trong tự nhiên, kim cương được tìm thấy với đủ mọi màu sắc mà bạn có thể tưởng tượng ra như trắng, đen, đỏ, vàng, hồng,… Phân loại màu kim cương càng “độc” thì càng “quý”? Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, việc khai thác được một viên kim cương trong suốt không màu lại rất hiếm. Còn đối với các viên kim cương có sắc độ mạnh hơn, sống động hơn chẳng hạn như đỏ quyến rũ, đen huyền bí, hồng nữ tính thì lại được định nghĩa là màu sắc “lạ mắt” (Fancy colors).
Hiện nay, phân loại màu kim cương sẽ dựa theo thang đo của GIA ký hiệu bằng các chữ cái từ D là trong suốt không màu đến Z là nâu sáng hoặc vàng. Ngoài ra, nếu cường độ màu kim cương mạnh hơn mốc phân loại cuối cùng Z thì sẽ cần phải chuyển sang thang đo màu sắc lạ mắt.
Phân loại màu sắc của kim cương theo bảng thang màu
Hầu hết phân loại màu các loại kim cương mua bán trên thị trường đều dựa theo thang đo GIA mà không cần được GIA tiến hành đánh giá trực tiếp. Viên kim cương sẽ thể hiện rõ nhất màu sắc cùng sắc độ khi được đặt úp xuống. Sau đó các nhà thẩm định sẽ so sánh màu sắc thật của kim cương với bảng màu gốc được quyết định bởi GIA.
Theo thang đo GIA, bảng màu của kim cương tự nhiên sẽ được phân thành 5 loại cụ thể trải dài từ không màu đến có màu nhạt. Trong đó, cấp độ cao nhất là kim cương loại “D” sẽ hoàn hảo nhất cũng như “giá trị” nhất, có tiền cũng khó mua được.
Kim cương không màu (D, E và F)
Kim cương không màu được chia thành 3 loại gồm D, E và F. Dù được phân loại màu kim cương thành 3 nhóm khác biệt nhưng khi đặt cạnh nhau, chúng vẫn rất khó để nhận biết chỉ bằng mắt thường. Nhiều chuyên gia đá quý đôi lúc cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình đánh giá kim cương không màu.
Mang sắc trắng trong suốt tinh khiết như băng, kim cương không màu thường được ứng dụng để làm trang sức cùng với bạch kim hoặc vàng trắng.
Kim cương gần như không màu (G, H, I và J)
Phân loại màu kim cương gần như không màu sẽ bao gồm G, H, I và J. Nhóm kim cương này sẽ có chứa các vệt màu sắc bên trong nhưng vẫn rất khó để phân biệt cụ thể. Đặc biệt khi được chế tác thành trang sức bạch kim hay vàng trắng, màu sắc lại càng trở nên mờ nhạt.
Những viên kim cương gần như không màu là lựa chọn phổ biến hiện nay bởi giá thành phải chăng cùng giá trị mang lại xứng đáng với số tiền bỏ ra. Sang trọng, đẳng cấp, thanh lịch là những tính từ hoàn hảo nhất để miêu tả chính xác vẻ đẹp những viên kim cương này mang lại.
Kim cương nhạt màu (K, L và M)
3 thang đo cuối cùng cho phân loại màu sắc kim cương sẽ bao gồm K, L và M. Nếu so sánh với hai sắc độ kể trên thì kim cương nhạt màu lại có phần dễ nhận thấy bằng mắt thường hơn. Nếu bạn yêu thích phong cách cổ điển, vintage nhuốm màu thời gian đầy thời thượng thì mẫu trang sức kim cương nhạt màu là item không nên bỏ lỡ. Không chỉ là sự đầu tư thông minh có giá trị, chúng còn giúp hoàn thiện vẻ ngoài đẳng cấp bao lâu nay bạn vẫn tìm kiếm. Nhờ màu sắc đặc biệt, kim cương nhạt màu mang đến mức giá “dễ chịu” nhưng vẫn lung linh, tỏa sáng, thu hút mọi ánh nhìn.
Tại sao màu sắc kim cương là yếu tố quan trọng cần cân nhắc?
Theo nghiên cứu, thực chất màu sắc của kim cương là khả năng đi qua các môi trường khác nhau của ánh sáng. Vì vậy mà các kim cương màu sẽ cản trở quá trình này, làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng. Điều này cũng đồng nghĩa làm hạn chế cường độ tỏa sáng lấp lánh của chúng.
Các loại kim cương gần như không màu hay nhạt màu sẽ có thể thay đổi “màu thật” ban đầu khi ánh sáng xuyên qua. Đây là hiệu ứng thú vị rất khó tìm thấy ở các phân loại màu không màu tuyệt đối của.
Bởi vậy mà kim cương trong suốt không màu sẽ thường được ưa chuộng để làm trang sức, tôn trọn vẻ đẹp cùng đẳng cấp của người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có một vài ngoại lệ đối với các phân loại màu sắc kim cương đặc biệt hiếm có khác như đỏ, xanh lam, cam hoặc hồng.
Một lý do khác được sử dụng để giải thích cho “Tại sao cần đặc biệt cân nhắc đến màu sắc của kim cương?” là do tâm lý tiêu dùng. Tất nhiên, khi bỏ ra một số tiền không nhỏ, ai mà không muốn được mọi người nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ. Chỉ một viên kim cương không màu tỏa sáng chói mắt đã đủ để thể hiện quyền lực cùng địa vị đầy khác biệt.
Một sự thật hiển nhiên là kim cương càng trong, càng sáng, càng ít tạp chất thì giá thành cũng tương xứng. Tùy vào kinh tế, sở thích hay mục đích sử dụng, bạn có thể cân nhắc màu sắc của kim cương phù hợp.
“Tiến thoái lưỡng nan” trong chọn lựa màu sắc kim cương
Với bảng màu đa dạng, bạn vẫn chưa thể quyết định màu sắc phù hợp. Kim cương màu nào đẹp nhất? Hãy nhớ rằng thật ra xu hướng màu sắc là do định hướng của thị trường. Ví như người dân Châu Âu hay Hoa Kỳ sẽ yêu thích mua sắm phân loại màu kim cương gần như không màu từ G – J. Ở một mặt khác, thị trường Châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông hay Singapore lại có nhu cầu cao hơn đối với phân loại màu kim cương không màu từ D – F. Nếu bạn không chắc chắn về sở thích cá nhân, lựa chọn an toàn nhưng vẫn hoàn mỹ là G hoặc H.
Chúng tôi hiểu rằng, hầu hết khách hàng đều mong muốn mua được một viên kim cương có giá trị tốt nhất trong phạm vi có thể. Thế nhưng, một trong những sai lầm nghiêm trọng đã bị bỏ qua chính là cho rằng chỉ số phân loại màu kim cương càng cao thì lại càng đẹp. Thật ra vết cắt mới chính là yếu tố ảnh hưởng thực sự hoặc phá vỡ hoặc kiến tạo nên vẻ đẹp vô thực của kim cương.
Sự cân đối giữa phân loại màu sắc kim cương cùng trọng lượng
Một điểm cuối cùng đặc biệt quan trọng là những viên kim cương có kích thước lớn sẽ thể hiện rõ nét hơn màu sắc bên trong so với kim cương kích thước nhỏ. Giả sử với một viên kim cương 5 carat cùng một viên kim cương 0,5 carat, bạn sẽ nhận thấy viên lớn hơn sẽ có phần vàng hơn viên còn lại mặc dù cả hai đều cùng cấp độ GIA. Bởi vậy, khi chọn mua các loại kích thước lớn, nhiều nhà đầu tư đều không ngại chi thêm một khoản tiền để tăng cấp độ phân loại màu kim cương.
Nếu bạn có ý định mua kim cương có kích thước dưới 1 carat thì màu sắc J, K, I giá thành phải chăng. Nhưng trong trường hợp kích thước trên 1 carat, bạn nên xem xét đến các cấp màu từ H trở lên.
Bạn đang mong muốn sở hữu một thứ quý giá, kiêu kỳ cho bản thân, Chung Hiếu Kim Cương mong rằng bạn có thêm những góc nhìn hữu ích hơn về phân loại màu kim cương cũng như giá trị thực sự của chúng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về phân loại màu sắc của kim cương, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua số hotline để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất.